BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Ngày 23/10/2023 09:38:02

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018; gồm 5 Chương, 37 Điều.

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018; gồm 5 Chương, 37 Điều.

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường. Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Cụ thể hóa Hiến pháp, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn về thông tin và một Chính phủ công khai, minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước, góp phần đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta thời gian qua còn có những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Do vậy ngày 6/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Luật gồm 5 Chương, 37 Điều, cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung (16 điều, từ Điều 1 đến Điều 16) gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, quyền tiếp cận thông tin của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin công dân được tiếp cận, thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin; phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin; cách thức tiếp cận thông tin; các hành vi bị nghiêm cấm; chi phí tiếp cận thông tin; giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khiếu nại, khởi kiện, tố cáo; xử lý vi phạm; áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin.

Chương II: Công khai thông tin (6 điều, từ Điều 17 đến Điều 22) gồm cácquy định về thông tin phải được công khai, hình thức, thời điểm công khai thông tin, việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng Công báo, niêm yết và xử lý thông tin không chính xác.

Chương III: Cung cấp thông tin theo yêu cầu (10 điều, từ Điều 23 đến Điều 32) gồm các quy định về loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu; hình thức yêu cầu cung cấp thông tin; hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu; tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin, trình tự cung cấp thông tin thông qua mạng điện tử, trình tự, thủ tục cung cấp thông tin thông qua dịch vụ bưu chính, faxvà xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác.

Chương IV: Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân (3 điều, từ Điều 33 đến Điều 35) gồm các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Chương V: Điều khoản thi hành (2 điều, Điều 36 và Điều 37) gồm quy định về điều khoản áp dụng và hiệu lực thi hành.

Một số nội dung trong Luật Tiếp cận thông tin:

1. Người có quyền tiếp cận thông tin

- Công dân Việt Nam:

+ Người đủ năng lực hành vi dân sự tự mình tiếp cận thông tin.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.

+ Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền:Yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

2. Thông tin được tiếp cận:

Thông tinđược tiếp cậnlà tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra;được ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin

-Công dân có quyền:

+ Đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

-Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

4. Cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin

- Cấp Trung ương:

+ Văn phòng Quốc hội

+ Văn phòng Chủ tịch nước

+ Văn phòng Chính phủ

+ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước

- Cấp tỉnh:

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

+ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

- Cấp huyện, cấp xã:

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Thông tin công dân được tiếp cận, tiếp cận có điều kiện và không được tiếp cận

- Thông tin công dân được tiếp cận:

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận được tiếp cận có điều kiện.

-Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện:

+ Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

+ Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý.

+ Thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

+ Các thông tin nêu trên có thể được cung cấp nếu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.

- Thông tin công dân không được tiếp cận:

+ Thông tin thuộc bí mật nhà nước.

+ Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác.

+ Thông tin thuộc bí mật công tác.

+ Thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước.

+ Tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

6. Cách thức tiếp cận thông tin

- Công dân được tự do tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

- Cơ quan nhà nước công khai thông tin bằng cách:

+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Đăng Công báo.

+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác.

+ Thông qua việc tiếp công dân,

+ Thông báo họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Đối với người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin thông qua: Hệ thống phát thanh, truyền hình; tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; sinh hoạt cộng đồng…

+ Đối với người khuyết tật, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin…

- Công dân yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức:

+ Yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin.

+ Gửi yêu cầu thông qua mạng điện tử.

+ Gửi yêu cầu thông qua dịch vụ bưu chính, fax.

7. Thông tin được công khai

+ Văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách…

+ Đề án, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, mục tiêu…

+ Thông tin về dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước…

+ Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ…

+ Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công…; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn…

8. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu

Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin phải được công khai, không thuộc loại thông tin không được cung cấp.

9. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin

-Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:

+ Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.

Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

+ Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.

- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn:

+ Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

+ Thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức, chi phí cung cấp thông tin.

+ Thu chi phí tiếp cận thông tin.

+ Từ chối cung cấp thông tin.

10. Thời hạn cung cấp thông tin theo yêu cầu

-Cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin:

+ Cung cấp ngay đối với thông tin đơn giản, có sẵn.

+ Chậm nhất là10 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc).

- Cung cấp thông tin qua mạng điện tử:

+ Chậm nhất là03 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay.

+ Chậm nhất là15 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày ).

- Cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax:

+ Chậm nhất là05 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay.

+ Chậm nhất là15 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày).

11. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Nội dung phiếu yêu cầu cung cấp thông tin dành cho công dân: Theo mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

- Nội dung phiếu yêu cầu cung cấp thông tin qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp: Theo mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

12. Các trường hợp từ chối yêu cầu cung cấp thông tin

- Thông tin công dân không được tiếp; thông tin không đáp ứng điều kiện về tiếp cận có điều kiện.

- Thông tin được công khai, trừ trường hợp: Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai; thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật; thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp.

- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.

- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan.

- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.

13. Chi phí tiếp cận thông tin

- Không phải trả chi phí nếu: Yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử, trực tiếp đọc/nghe/xem/ghi chép thông tin tại trụ sở cơ quan.

- Phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin trước khi được cung cấp thông tin.

Nguồn: Sưu tầm.

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Đăng lúc: 23/10/2023 09:38:02 (GMT+7)

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018; gồm 5 Chương, 37 Điều.

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018; gồm 5 Chương, 37 Điều.

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường. Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Cụ thể hóa Hiến pháp, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn về thông tin và một Chính phủ công khai, minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước, góp phần đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta thời gian qua còn có những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Do vậy ngày 6/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Luật gồm 5 Chương, 37 Điều, cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung (16 điều, từ Điều 1 đến Điều 16) gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, quyền tiếp cận thông tin của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin công dân được tiếp cận, thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin; phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin; cách thức tiếp cận thông tin; các hành vi bị nghiêm cấm; chi phí tiếp cận thông tin; giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khiếu nại, khởi kiện, tố cáo; xử lý vi phạm; áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin.

Chương II: Công khai thông tin (6 điều, từ Điều 17 đến Điều 22) gồm cácquy định về thông tin phải được công khai, hình thức, thời điểm công khai thông tin, việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng Công báo, niêm yết và xử lý thông tin không chính xác.

Chương III: Cung cấp thông tin theo yêu cầu (10 điều, từ Điều 23 đến Điều 32) gồm các quy định về loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu; hình thức yêu cầu cung cấp thông tin; hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu; tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin, trình tự cung cấp thông tin thông qua mạng điện tử, trình tự, thủ tục cung cấp thông tin thông qua dịch vụ bưu chính, faxvà xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác.

Chương IV: Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân (3 điều, từ Điều 33 đến Điều 35) gồm các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Chương V: Điều khoản thi hành (2 điều, Điều 36 và Điều 37) gồm quy định về điều khoản áp dụng và hiệu lực thi hành.

Một số nội dung trong Luật Tiếp cận thông tin:

1. Người có quyền tiếp cận thông tin

- Công dân Việt Nam:

+ Người đủ năng lực hành vi dân sự tự mình tiếp cận thông tin.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.

+ Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền:Yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

2. Thông tin được tiếp cận:

Thông tinđược tiếp cậnlà tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra;được ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin

-Công dân có quyền:

+ Đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

-Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

4. Cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin

- Cấp Trung ương:

+ Văn phòng Quốc hội

+ Văn phòng Chủ tịch nước

+ Văn phòng Chính phủ

+ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước

- Cấp tỉnh:

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

+ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

- Cấp huyện, cấp xã:

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Thông tin công dân được tiếp cận, tiếp cận có điều kiện và không được tiếp cận

- Thông tin công dân được tiếp cận:

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận được tiếp cận có điều kiện.

-Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện:

+ Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

+ Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý.

+ Thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

+ Các thông tin nêu trên có thể được cung cấp nếu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.

- Thông tin công dân không được tiếp cận:

+ Thông tin thuộc bí mật nhà nước.

+ Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác.

+ Thông tin thuộc bí mật công tác.

+ Thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước.

+ Tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

6. Cách thức tiếp cận thông tin

- Công dân được tự do tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

- Cơ quan nhà nước công khai thông tin bằng cách:

+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Đăng Công báo.

+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác.

+ Thông qua việc tiếp công dân,

+ Thông báo họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Đối với người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin thông qua: Hệ thống phát thanh, truyền hình; tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; sinh hoạt cộng đồng…

+ Đối với người khuyết tật, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin…

- Công dân yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức:

+ Yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin.

+ Gửi yêu cầu thông qua mạng điện tử.

+ Gửi yêu cầu thông qua dịch vụ bưu chính, fax.

7. Thông tin được công khai

+ Văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách…

+ Đề án, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, mục tiêu…

+ Thông tin về dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước…

+ Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ…

+ Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công…; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn…

8. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu

Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin phải được công khai, không thuộc loại thông tin không được cung cấp.

9. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin

-Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:

+ Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.

Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

+ Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.

- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn:

+ Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

+ Thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức, chi phí cung cấp thông tin.

+ Thu chi phí tiếp cận thông tin.

+ Từ chối cung cấp thông tin.

10. Thời hạn cung cấp thông tin theo yêu cầu

-Cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin:

+ Cung cấp ngay đối với thông tin đơn giản, có sẵn.

+ Chậm nhất là10 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc).

- Cung cấp thông tin qua mạng điện tử:

+ Chậm nhất là03 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay.

+ Chậm nhất là15 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày ).

- Cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax:

+ Chậm nhất là05 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay.

+ Chậm nhất là15 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày).

11. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Nội dung phiếu yêu cầu cung cấp thông tin dành cho công dân: Theo mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

- Nội dung phiếu yêu cầu cung cấp thông tin qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp: Theo mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

12. Các trường hợp từ chối yêu cầu cung cấp thông tin

- Thông tin công dân không được tiếp; thông tin không đáp ứng điều kiện về tiếp cận có điều kiện.

- Thông tin được công khai, trừ trường hợp: Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai; thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật; thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp.

- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.

- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan.

- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.

13. Chi phí tiếp cận thông tin

- Không phải trả chi phí nếu: Yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử, trực tiếp đọc/nghe/xem/ghi chép thông tin tại trụ sở cơ quan.

- Phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin trước khi được cung cấp thông tin.

Nguồn: Sưu tầm.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)