Lịch sử hình thành xã Thọ Thanh

Ngày 24/07/2019 07:31:48

Lịch sử hình thành xã Thọ Thanh

Xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân tỉnh Thanh hóa nay, qua các truyện kể, truyền thuyết dân gian, tên đồng, tên bãi, ngọn núi, con sông, các thần tích, thần phả… ta thấy được đây là vùng đất có bề dày lịch sử. Người Bái Thượng, Bái Đô (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân) thường nhắc tới làng Hạ và cả xã Thọ Thanh là làng/vùng Bái Hạ. Cùng với Bái Thượng, Bái Đô lập nên vùng đất "tam Bái" của tổng Bái Dương, sang thời Nguyễn là tổng Bái Đô), huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân).

Qua cách đặt tên làng - xã, có thể đoán được rằng khi các xóm làng được lập nên thì toàn bộ vùng xung quanh sông Chu cả phía Thọ Thanh và Xuân Bái (Thọ Xuân) còn là các cồn, bái (bãi). Do thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên cư dân đến khai phá lập thành các trại, sau khi hình thành các xóm đồng, xóm bái, thêm từ để phân biệt giữa xóm này với xóm kia: Bái Đô là vùng đồng bãi bằng xen cồn bái, Bái Thượng là vùng bái cao (trước dân cư quần tụ quanh núi Vân Sam), Bái Hạ là vùng bái thấp (trước dân cư quần tụ quanh Vụng Đền)(1)… Toàn bộ vùng này từ thời vua Gia Long trở về trước có tên gọi là Bái Dương (沛陽), có nghĩa là vùng cồn bái dọc theo dòng (sông) chảy ngược về hướng Bắc (chữ đọc là "dương" có nghĩa là chiều nước chảy về phía Bắc vốn là đặc điểm của sông Chu chảy qua vùng này). Toàn bộ tổng Bái Dương lúc này bao gồm "tam Bái" là Bái Đô, Bái Thượng, Bái Hạ (sau này là sách Ngọc Bối) và sách Nông Vụ, phường Yên Hà (thuỷ cơ), trong đó các trang (sách, xã) thuộc "tam Bái" có mối liên hệ mật thiết với nhau, cho đến ngày nay vẫn còn lưu lại qua một số phong tục và tín ngưỡng như: đình làng Hạ sau khi được xây dựng lại rước chân hương đình Bái Thượng về thờ, chùa Bái Hạ (còn gọi là chùa Thứng, thực chất là chùa của cả xã) có mối liên hệ mật thiết với chùa Bái Thượng (chùa Bái Hạ - Phúc Thắng Tự rước phật từ chùa Bái Thượng - Đức Thắng Tự về). Các làng đều thờ thần núi, thần sông với các thần vị như Cao Sơn Đại vương, Linh sơn Đại vương, Thánh mẫu; có chung nguồn gốc như họ Lê Đình làng Vực và Lê Hữu làng Bái Đô…

Vùng đất "tam Bái" được hình thành cùng một thời điểm, nếu đúng như vậy thì vùng đất Bái Hạ - tức xã Thọ Thanh đã có xóm làng cách ngày nay ít nhất trên dưới ngàn năm lịch sử. Cuối thế kỷ thứ X, lịch sử đã từng ghi dấu vùng đất này khi Lê Hoàn cho mở mang sông (kênh) nhà Lê từ phía trên thác Vân Sam (phía Bái Thượng) thông xuống đồng bằng châu thổ Thanh Hoá(1) vừa để phát triển nông nghiệp, vừa là con đường vận tải thuỷ chiến lược để có thể ra Bắc (như Ninh Bình), hay vào Nam (như Nghệ An) được thuận lợi.

Đầu thời Lý vùng đất "tam Bái" được ghi lại qua bản thần thích về"Bạch linh trấn quốc chi thần" trong sách Thanh Hoá chư thần lục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Sách này ghi tại xã Bái Thượng, huyện Lôi Dương: Ở trang này có một xứ đất hình như bông hoa sen, thường thấy có ánh lửa sáng bốc lên. Dân xã lập miếu thờ. Đến khoảng năm Càn Phù nhà Lý có giặc Chiêm Thành xâm lấn nước ta. Vua đến miếu cầu đảo cũng được linh ứng, bèn phong là "Bạch linh trấn quốc tôn thần"(1). Làng Bái Thượng, làng Hạ trước đều thờ vị thần này ở đình, điện.

Thời Trần - Hồ vùng đất Bái Hạ được gọi là trang Ngọc Bối, là đơn vị hành chính cấp cơ sở (tương đương xã ở miền xuôi, tức cấp hành chính dưới châu, huyện). Sự ra đời của trang Ngọc Bối (phía bờ hữu sông Chu là trang Bái Đô, gồm cả Bái Đô và Bái Thượng) có lẽ bắt đầu từ gắn với quá trình triều đình xác lập chủ quyền ở vùng đất miền Tây Thanh Hoá. Các sử sách cũ cho biết, thời Đinh, Tiền Lê, miền núi Thanh Hoá vẫn do các tù trưởng cát cứ, triều đình chỉ quản lý trên danh nghĩa (ban, phong chức tước, thu thuế…), phải đến thời Lý - Trần mới thấy sự xuất hiện của các huyện trung du, miền núi như: Cổ Lôi (thời Lê đổi là Lôi Dương) thuộc phủ Thanh Hoá (sau đổi là phủ Thiệu Thiên), phủ Thanh Đô (gồm các huyện Thọ Xuân - tức phần lớn miền huyện Thường Xuân ngày nay và các châu: Lang Chánh, Quan Da/Du, Tàm/Tầm, Sầm… Cùng với việc xếp đặt và cử quan lại cai trị, triều đình còn khuyến khích quý tộc, quan lại, nhà giàu… mở mang điền trang - thái ấp vừa phát triển nền nông nghiệp vừa để tổ chức quản lý làng - xã.

Theo thần tích, thần phả, truyền thuyết trong vùng thì trang Ngọc Bối được hình thành trong bối cảnh ấy. Từ Bái Hạ chuyển thành Ngọc Bối gắn với câu chuyện về người có công xây dựng thôn trang. Cho đến ngày nay chưa biết rõ tên tuổi, chỉ biết ông làm quan dưới triều vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), khi được triều đình cử vào trấn giữ vùng đất này ông đã chiêu nạp người bốn phương đến khẩn hoang, mở rộng thôn xóm lập thành trang ấp tại vị trí làng Vực và một phần làng Hạ hiện nay (phía Bắc xã), rồi mở rộng ra các bến bãi ngược theo bờ sông Chu về phía thượng lưu (phía Đông Nam và phía Nam xã). Khi ông mất, dân làng lập đền thờ tại nơi táng ông (thượng sàng hạ mộ) để thờ cúng và lấy thần hiệu của ông đặt tên cho làng xã là trang Ngọc Bối (玉貝庄)(1). Sau này, do các biến cố lịch sử khác nhau, dân cư người chuyển đi, người chuyển đến, đền miếu hoang phế rồi mất dấu, nhưng tên gọi Ngọc Bối và thần tích vẫn được lưu truyền(2). Cho đến sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra xã Lê Lợi, rồi sau đó là xã Thọ Thanh, tên gọi Ngọc Bối vẫn được dùng để đặt cho một phần khu vực làng Vực, làng Hạ cho đến thời kỳ giảm tô và cải cách ruộng đất chia tách, đặt tên mới cho các làng, tên gọi Ngọc Bối mới không còn(1).

Thời Trần, trang Ngọc Bối đã được mở rộng từ phía Bắc xuống phía Đông Nam. Đó là sự kiện năm Quý Sửu 1373 triều vua Trần Duệ Tông, hai anh em Lê Chân, Lê Trực đưa người đến khai phá các cồn bái dọc triền sông Chu từ Cồ Đống đến Khanh Rãy (thuộc xứ đồng Xa làng Hạ hiện nay) lập ra làng Vườn (cũ). Thời gian sau làng chuyển cư lên khu Nhà Bệ, thôn Hồng Kỳ hiện nay, gọi là làng Vườn (mới), ở đây cho đến khi chia thành làng Đông và làng Hồ (khu vực này được gọi là Ngọc Bối Hạ). Hai ông Lê Chân, Lê Trực sau này đều được nhân dân các làng tôn làm thành hoàng làng.

Trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), cùng với các thôn trang xung quanh Lam Sơn, vùng đất Ngọc Bối đã có những đóng góp nhất định cho cuộc khởi nghĩa. Theo một số tài liệu mới thì vùng đất "tam Bái" vốn là cố hương của gia đình Lê Lợi như gia phả của họ Lê, xã Thọ Ngọc (huyện Triệu Sơn) cho biết cụ Lê Mỗi - cụ tổ 5 đời của Lê Lợi là người trang Bái Đô, đến đời cụ cố của Lê Lợi là cụ Lê Hối mới chuyển xuống thôn Như Áng, hương Lam Sơn. Chả vì thế mà đến nay trong vùng còn một số dòng họ có liên quan đến gia tộc của Lê Lợi như họ Lê Hữu (Bái Đô, xã Xuân Bái), Lê Công (làng Hún, xã Xuân Dương), Lê Đình (làng Vực, xã Thọ Thanh). Do đó, Lê Lợi rất tin tưởng chọn vùng đất“tam bái” trong đó có xã Thọ Thanh là nơi sản xuất quân lương, vũ khí, tập kết lực lượng những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa. Hơn nữa, Thọ Thanh còn có một vị trí quan trọng, sống còn đối với cuộc khởi nghĩa, nằm trên con đường di chuyển chiến thuật bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ của nghĩa quân Lam Sơn lên vùng rừng núi Chí Linh và đi vào khu vực trung du miền núi tỉnh Nghệ An.

Từ vùng Lam Sơn có tuyến đường thuỷ duy nhất có thể đến vùng núi Chí Linh chính là ngược sông Chu qua vùng Cửa Đặt rồi theosông Khao (Cao) đi sâu trong đất Trịnh Cao (tức Chiềng Cao) và vùng phía Nam núi Chí Linh. Đến đầu thế kỷ thứ XIX, theo sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí thì: "Từ điện Lam Kinh đi 2.080 tầm đến ngã ba sông Âm…; Nhánh chính đi 1.490 tầm đến khe Đàn (Đằn); 755 tầm đến trại Cửa Đặt huyện Thọ Xuân (tức Thường Xuân hiện nay); 3.190 tầm đến động Cao Sơn, châu Lang Chánh (tức Xuân Khao, nay là vùng lòng hồ Cửa Đặt, huyện Thường Xuân"(1)… Đặc biệt, từ Lam Sơn có thể theo sông (kênh) nhà Lê qua Mục Sơn, Xuân Bái ra phía trên thác Vân Sam (đập Bái Thượng) vừa rút ngắn được quãng đường và không phải vượt thác Vân Sam. Sông Chu đoạn qua xã Thọ Thanh dòng chảy hiền hòa, có nhiều vụng nước sâu thuận lợi cho thuyền bè qua lại, tập kết, do đó được chọn làm nơi luyện tập thủy quân, tập kết lương thực, vũ khí, lực lượng di chuyển lên Chí Linh và cũng là nơi che dấu, ẩn nấp khi nghĩa quân di chuyển bằng thuyền, bè từ vùng thượng du sông Chu, sông Khao tấn công bất ngờ địch ở Bái Thượng, Mục Sơn, Lam Kinh…

Cùng với tuyến đường thuỷ là đường bộ men theo bờ sông. Tuyến đường bộ này còn được ghi lại trong sách trong sách Đồng Khánh dư địa chí: "Một đoạn đường nhỏ đi từ huyện lỵ (Xuân Phố) đến xã Mục Sơn đến hai châu Lang Chánh và Thường Xuân, đi khoảng 3 ngày, đường rộng 5 thước". Con đường này đoạn qua xã Thọ Thanh có lẽ bắt đầu từ khu vực sải nước phía trên thác Vân Sam (cũng có thể đi lên phía trên qua sông ở khu vực Trại Nam) đi qua gần như giữa xã Thọ Thanh đến thôn Thanh Long (khu vực Tổ Rồng), đến thôn Xuân Minh (làng Gắm), xã Xuân Cẩm…. Dấu tích con đường này hệ thống điện, đền còn đến những năm trước chiến tranh leo thang bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, cho đến khi có tuyến đường nhựa Thị trấn Thường Xuân đi Cửa Đặt một số đoạn nhân dân vẫn còn qua lại.

Sử sách không ghi chi tiết những lần Lê Lợi rút lên phía nam núi Chí Linh (cũng như tiến quân) nhưng chắc chắn có 2 lần quân Minh tiến đánh Lê Lợi theo con đường này và đã bị nghĩa quân phục kích đánh tan. Đó là các trận phục kích ở xứ Vấn Mang (tức Mường Ván - Trịnh Vạn) và bến Bổng (tức cửa suối Bọng). Dọc tuyến đường từ Thọ Thanh trở lên, Lê Lợi đã cho đặt các đồn, trạm quân báo để cảnh giới và theo dõi hoạt động của địch và cũng là trạm trung chuyển lương thực, vũ khí, thu nạp lực lượng đưa lên căn cứ Chí Linh. Tương truyền, đền Tông ở ngay sát bờ sông Chu khu vực núi Tổ Long (Tổ Rồng) thuộc đất Thọ Thanh (mới cắt về Xuân Cẩm gần đây) là một trong những đồn trạm như vậy. Đền được dựng trên một quả đồi (gò) đất cao có thể bao quát xung quanh. Lê Lợi cho người đóng giả làm thầy chùa tránh tai mắt của giặc Minh để thu thập tin tức, nhất cử nhất động của giặc, do đó đền còn được gọi là chùa Tông (đền không thờ phật nhưng có sư thầy nên gọi là chùa; tông là tiếng địa phương, tiếng phổ thông là trông).

Cũng trên đoạn đường hiểm yếu này Lê Lợi còn cắt cử một cánh quân (cả thuỷ binh và bộ binh) trấn giữ (có lẽ là đồn trạm cảnh giới phòng vệ từ xa và tiếp tế cho căn cứ Chí Linh từ phía Nam), vị tướng chỉ huy có tên là Lê Mạnh (chữ Hán: 梨猛, nên có âm đọc khác: Lê Mãnh). Theo Đinh tộc Ngọc phả (Gia phả họ Đinh ở Đông Cao - Thanh Hoá), Lê Mạnh cùng quê với Lê Lai (thôn Dựng Tú, nay thuộc xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc), gia nhập nghĩa quân tháng 3 năm Đinh Dậu 1417, có tên trong danh sách 51 võ quan trong ngày làm lễ xưng vương khởi nghĩa. Chưa rõ công trạng vì các sử sách không thấy nhắc đến Lê Mạnh, nhân dân trong vùng truyền tụng rằng trước đây ông được Lê Lợi giao nhiệm vụ chỉ huy thủy binh và đã lập bến bãi tập kết thuyền bè trên đoạn sông này để vận chuyển lương thảo, quân binh, đầu mối đón nhận lực lượng các nơi gia nhập nghĩa quân đi đường thủy ngược sông Chu lên phía Cửa Đặt đến lên căn cứ Chí Linh.

Sau này, khởi nghĩa thành công, ông làm quan trong triều. Năm Đại Hòa đầu tiên (1443), ông quay trở về thăm lại chiến trường. Khi lên đến bờ sông Chu, gần ghềnh Đá Lửa (phần cuối của vụng Tổ Rồng) bị cọp vồ chết cả người lẫn ngựa. Ngựa thì bị cọp tha đi ăn thịt, còn người được lính tùy tùng kéo lên nằm trên một thăn đất cao rồi cắt cử người về báo với dân làng sách Ngọc Bối. Dân làng tiến hành chôn cất ông tại thăn đất ấy và cho xây thành lăng mộ, lập điện thờ hương khói quanh năm (nên nhân dân trong xã gọi là khu Cồ Lăng). Điện thờ Lê Mạnh là điện nhất hàng xã (xã Ngọc Bối), trước đây có sắc phong của triều đình ghi “Lê Mạnh đại thần quốc công”; được rước về đình làng Hồ thờ với thần hiệu “Lê Mạnh đại vương chính thần từ hạ”.

Sau khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), vùng đất trang Ngọc Bối tiếp tục đón nhận các đợt định cư khác nhau đến vùng làng Hồ, làng Đông, khu vực Vụng Đền… cư dân ngày một đông đúc. Tuy nhiên, không rõ vì một lý do nào đó, cuối đời Lê, vùng Ngọc Bối thượng - nơi vị quan nhân nhà Trần khai phá xưa kia cư dân lưu tán hết nên một thời gian không còn thôn xóm trong một thời gian dài(1) mãi tới khoảng thế kỷ thứ XVIII - XIX, một bộ phận dân cư khu vực Vụng Đền, làng Vụng chuyển cư lên chỗ cao hơn (tức làng Hạ hiện nay) lập làng mới gọi là giáp Vịnh và làng Vực (thuộc xã Nông Vụ - Xuân Dương hiện nay). Ngọc Bối lúc này có 3 giáp: Đông, Đoài, Vịnh, ngoài ra còn có xóm Ư là dân thuỷ cơ có nguồn gốc từ Bụng Sung (làng Cham, nay là xã Xuân Lam, Thọ Xuân)… Vì thế mới có chuyện truyền lại rằng trong xã có tranh chấp về đất đai, kiện lên tri huyện Lôi Dương, sau khi xem xét tri huyện phê vào đơn kiện: “Đông vi huynh, Đoài vi đệ, tồn như giáp Vịnh lập tập thứ chi”, nghĩa là giáp Đông làm anh, giáp Đoài làm em, còn như giáp Vịnh mới lập về sau nhắc nhở nguồn gốc hoà giải tranh chấp giữa các làng(1).

Suốt thời Trần - Hồ cho đến thuộc Minh, trang Ngọc Bối thuộc huyện Cổ Lôi. Thuộc Minh, năm 1417 gộp huyện Lương Giang vào huyện Cổ Lôi đổi gọi là Lôi Dương. Bắt đầu từ thời Lê, trang Ngọc Bối đổi thành sách Ngọc Bối. Cấp tổng (dưới huyện, trên cấp cơ sở như: động, sách, xã…) cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. Vùng đất "tam Bái" được đặt tên là tổng Bái Dương (với nghĩa là vùng cồn bái dọc sông có dòng chảy ngược về hướng Bắc). Cho đến cuối thế kỷ thứ XVIII, tổng Bái Dương, cùng với tổng Mục Sơn được coi tổng miền núi (thượng du) của huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, ngoài sách Ngọc Bối, còn có sách Nông Vụ, trang Bái Thượng, phường Yên Hà (thuỷ cơ).

Nhà Nguyễn, thời vua Gia Long (1802 - 1820) vùng đất tổng Bái Dương vẫn thuộc huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên (năm 1815 đổi thành phủ Thiệu Hoá). Sang thời Minh Mệnh (1820 - 1841), tổng Bái Dương được đổi thành tổng Bái Đô. Năm 1826, huyện Lôi Dương đổi thuộc phủ Thọ Xuân (gọi là phủ Thọ Xuân vì có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay, trước là phủ Thanh Đô). Năm 1837, sách Ngọc Bối được đổi thành xã Ngọc Bối. Sách Đại Nam thực lục ghi lại sự kiện này: "…huyện Lôi Dương, 2 tổng Bái Đô, Mục Sơn ở thượng du, trước 14 trang sách, dồn làm 12 xã"(1). Cuối thế kỷ XIX, theo sách Đồng Khánh dư địa chí biên soạn dưới thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) cho biết tổng Bái Đô lúc này có 8 xã: Bái Đô, Bái Thượng, Nông Vụ, Đồn Sơn, Ngọc Bối, Ngọc Man, Sung Lư, Hà Lịch.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra thời kỳ mới cho cả dân tộc Việt Nam. Tháng 01 năm 1946, toàn dân nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá I, 6 tháng sau đó là bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và xã. Theo chủ trương của các cấp huyện Thọ Xuân chia tổng Bái thành 2 xã Lê Lai, Lê Lợi. Ngọc Bối cùng với các xã Sung Lư, Ngọc Man, Hà Lịch được tháp nhập thành xã Lê Lợi. Tháng 3 năm 1947, theo chủ trương về đặt tên lại cho các xã, xã Lê Lợi được đổi tên thành xã Thọ Thanh. Cuối năm 1954, thực hiện quyết định số 106-TC/UBTH, ngày 07 tháng 5 năm 1954 của Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thanh Hoá về chia tách các xã lớn thành các xã nhỏ, phần bờ Nam sông Chu được tác ra thành lập xã Xuân Cao, xã Thọ Thanh đón nhận thêm làng Vực (trước thuộc xã Xuân Dương), địa giới hành chính của xã từ đó đến nay ổn định, không có thay đổi lớn.

Cũng như bao làng xã Việt Nam khác xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân được phân chia thành nhiều làng như: Làng Hạ; làng Vực; làng Mấc; làng Đông; làng Chùa; làng Hồ; làng Đìn; lang Tân Nam mỗi tên làng có gắn với đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập tục riêng. Sau cách mạng tháng 8/1945 và sau cải cách ruộng đất theo chủ trương của Đảng Nhà nước, mỗi làng được thành lập mô hình HTX sản xuất nông nghiệp; Làng Hạ; làng Mấc; làng Vực; làng Chùa được thành lập HTX có tên là HTX Thanh Trung; làng Đông thành lập HTX Đông Xuân; làng Hồ thành lập HTX Hồng Kỳ; làng Tân Nam thành lậpHTX tiểu thủ CN Thanh Long.
Đến đầu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thực hiện Chủ trương của Nhà nước thành lập thôn thay thế cho HTX kiểu củ làm ăn kém hiệu quả HTX Thanh Trung được cia tách thành 3 thôn gồm: thôn 1 thôn 2 thôn 3; HTX Đông Xuân thành thôn Đông Xuân; HTX Hồng Kỳ thành thôn Hồng Kỳ; HTX Thanh Long thành thôn Thanh Long và thành lập làng Đìn thành thôn Thanh Cao thanh thành lập và phát triển cho đến ngày nay.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, giúp nước bạn Lào và Cam Pu Chia xã Thọ Thanh đã có hàng trăm lượt người con tham gia chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Xã Thọ Thanh có 8 mẹ VNAH, 01 AHLS; 185 Liệt Sỹ; 88 thương bệnh binh; 15 người bị nhiễm chất độc hóa học Da Cam Dioxin. Nhân dân xã Thọ thanh đã đóng góp nhiều công sức, tiền của phục vụ chiến trường. Lực lượng dân quân và nhân dân toàn xã tham gia chiến đấu bảo vệ an toàn đập Bái Thượng do giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc bắn phá. Từ những chiến công hiển hách của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Thọ Thanh trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 2005 xã Thọ Thanh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua Đảng bộ xã Thọ Thanh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân toàn xã tập trung thi đua lao động sản xuất, thi đua trong học tập. Người dân Thọ Thanh có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh. Con em địa phương đi công tác làm việc xa quê có tấm lòng nhân ái luôn hướng về quê hương để ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, trí tuệ để xây dựng làng quê ngày giàu đẹp, phát triển. Là vùng đất hiếu học trong nhiều thập kỷ qua những người con Thọ Thanh đã cố gắng vươn lên trong học tập toàn xã có 2 giáo sư; 6 Tiến sỹ, hàng chục Thạc sỹ, hàng trăm người có trình độ Đại học, Cao đẵng, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên với nhiều ngành nghề khác nhau, đang công tác trên mọi miền Tổ quốc, đã đóng góp công sức trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Trong lao động sản xuất người dân Thọ Thanh năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản thực phẩm sạch, xây dựng nhà màng, nhà lưới trồng các giống dưa, rau, củ quả có chất lượng, hiệu quả kinh tưế cao, để tăng thu nhập cho nhân dân. Phát huy thế mạnh của vùng đất phù xa sông Chu tiếp tục duy trì phát triển các cây trông truyền thống như: Mía; lúa; lạc; đậu; khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng trên lòng sông, lòng hồ thủy điện Xuân Minh. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2010-2020. Xã Thọ Thanh đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện các nguồn đầu tư khác trong đó có nguồn hỗ trợ của con em xã Thọ Thanh xã quê và nhân dân trong xã. Các công trình phúc lợi xã hội được cũng cố, kinh tế phát triển mạnh theo hướng bền vững, Văn hóa xã hội được quan tâm, QP-AN được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Năm 2019 giá trị gia tăng sản xuất ước đạt 16% thu nhập bình quân đầu người đạt 33,24 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,14%. 100% trường học đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 70% đạt chuẩn mức độ 2, trạm y tế xã tiếp tục giữ vững Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; 100% số thôn đat chuẩn NTM và thôn đạt chuẩn văn hóa NTM. Xã Thọ Thanh đạt 19 tiêu chí NTM và được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2019.


(1)
. Một số cụ cho rằng tên gọi các "bái" này do Lê Lợi đặt liên quan đến việc "bái lạy" Lê Lợi như: Bái Thượng là bái trước tiên (hoặc tranh nhau tiến lên phía trước bái). Bái Đô là chệch âm của "bái đua" (hoặc bái đưa), nghĩa là đua nhau (làm theo nhau) bái. Bái Hạ là bái theo sau (hoặc bái thấp hơn)… Tuy nhiên, nhiều người không đồng nhất cách giải thích này. Khảo cứu BBS chúng tôi:

- Các chữ thượng, hạ, đô là từ chỉ vị trí cao, thấp, trung tâm; còn với các nghĩa trước, làm theo, sau, phải dùng các từ tiền, hậu, phỏng mới chính xác; nếu dùng chữ thượng, hạ thì phải là "thượng bái", "hạ bái", "đô/đua bái" chứ không phải là "bái thượng", "bái hạ", "đua/đô bái".

- Các sách cổ chép tên Bái Thượng, Bái Đô không sử dụng chữ "bái" (vái) có nghĩa là "lạy" (), mà dùng chữ "bái" có nghĩa là cồn, bái ().

- Đặt tiền tố là "bái" là cách đặt tên xóm làng theo đặc điểm của vùng đất. Bái nguyên gốc là tiếng Hán, được cư dân Việt - Mường tiếp thu, sử dụng để chỉ vùng, khoảnh, thửa đất cao bằng phẳng ven sông (hoặc trên đồi) có thể canh tác, hoặc ở (lập thành trại, xóm - làng…). Tra cứu trong sách Đồng Khánh dư địa chí có đến gần 70 địa danh (tổng, xã, thôn) bắt đầu bằng từ "bái", trong đó chỉ có 6 từ "bái" nghĩa là "bái lạy" (). Tỉnh Thanh Hoá có đến gần 60 địa danh tổng, xã, thôn, trang tên "bái" tập trung ở các vùng ven sông, vùng trũng (không có địa danh nào chép bằng chữ "bái" có nghĩa là "lạy"). Trùng tên gọi "Bái Dương" (沛陽) - tên cũ của tổng Bái Đô thời vua Gia Long trở về trước: 4 địa danh, "Bái Thượng" (沛上): 10 địa danh, "Bái Đô" (沛都): 5 địa danh, Bái Hạ (沛下): 2 địa danh.

- Tên gọi Bái Thượng đã có trước khởi nghĩa Lam Sơn, như Đinh tộc ngọc phả cho biết Lê Mỗi - cụ tổ 5 đời của Lê Lợi quê ở trang Bái Đô. Như vậy tên gọi Bái Đô có trước khởi nghĩa Lam Sơn trên dưới 100 năm.

(1). Theo truyền thuyết sông nhà Lê được hình thành là do con thuồng luồng bị cắt đuôi ở Đồng Cụt xã Thọ Thanh vùng vẫy chạy về xuôi mà thành. Có lẽ đây là dòng chảy tự nhiên, Lê Hoàn cho nạo vét, mở rộng, đào sâu thêm để thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thương.

(1). Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng, Thích Minh Tâm: Các vị thần ở xứ Thanh, Nxb Văn học - 2008, tr203. Theo chúng tôi (BBS) thì thần phả chỉ ước lượng quãng thời gian chứ chưa chính xác vì trong những năm niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo (niên hiệu của vua Lý Thái Tông từ năm 1039 đến năm 1042), vua Lý không đi đánh Chiêm Thành, không có lần xuất quân dẹp loạn nào ở Thanh Hóa, nên chưa chắc đã có chuyện vua đến cầu đảo trong thời gian như thần phả ghi.

(1). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng trong bài "Vài tâm đắc về làng xã Việt Nam" (Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện tử, đăng ngày 23/3/2014) thì trang chỉ các làng thời xưa (chủ yếu từ đời Lý - Trần) vốn là điền trang do các ông hoàng, bà chúa, các nhà quý tộc hay quan lớn lập ra.

Điền trang điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã hội thời Lý – Trần. Về quy mô điền trang còn có những ý kiến khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng số quy mô lớn không nhiều, quy mô thông thường chỉ là một làng, xã.

(2). Bản thần tích thần làng Ngọc Bối được Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính lập vào năm Hồng Phúc thứ nhất (1572), Quản giám bách thần Nguyễn Hiền sao lại năm Vĩnh Hữu thứ ba (1737), xã thôn chép lại đời vua Tự Đức, cùng các bản sắc phong được lưu truyền qua nhiều thế hệ, những năm 1980, ông Lê Văn Hội (làng Hún, xã Xuân Dương) có sao lại và giao cho nhân dân làng Vực cất giữ mới để thất lạc gần đây. Nội dung thần tích chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông Lê Văn Cẩn (con ông Lê Văn Hội)

(1). Trưởng thôn Ngọc Bối cuối cùng (trước khi bị xóa tên) là ông chí Lê Đình Úc (1953 - 1954).

(1). Theo cánh tính thời xưa 216 tầm bằng 1 dặm đường, bằng 1.080 thước, tức 1 tầm 2m (ước lượng).

(1).Làng Ngọc Bối bị xoá sổ, sau này lập làng mới không xác định được mộ chí, điện thờ người có công khai lập làng có thần vị là Ngọc Bối như trong thần phả.

(1). Dị bản khác: “Đông vi huynh, Đoài vi đệ, tồn Ư, giáp Vịnh lập tập thành dân”, nghĩa là: Đông là anh, Đoài là em, còn lại các xóm Ư, giáp Vịnh dân mới quy tập.

(1). SáchĐại Nam thực lục, tập 5, Nxb Giáo dục - 2007, tr77.

Xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân tỉnh Thanh hóa nay, qua các truyện kể, truyền thuyết dân gian, tên đồng, tên bãi, ngọn núi, con sông, các thần tích, thần phả… ta thấy được đây là vùng đất có bề dày lịch sử. Người Bái Thượng, Bái Đô (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân) thường nhắc tới làng Hạ và cả xã Thọ Thanh là làng/vùng Bái Hạ. Cùng với Bái Thượng, Bái Đô lập nên vùng đất "tam Bái" của tổng Bái Dương, sang thời Nguyễn là tổng Bái Đô), huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân).

Qua cách đặt tên làng - xã, có thể đoán được rằng khi các xóm làng được lập nên thì toàn bộ vùng xung quanh sông Chu cả phía Thọ Thanh và Xuân Bái (Thọ Xuân) còn là các cồn, bái (bãi). Do thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên cư dân đến khai phá lập thành các trại, sau khi hình thành các xóm đồng, xóm bái, thêm từ để phân biệt giữa xóm này với xóm kia: Bái Đô là vùng đồng bãi bằng xen cồn bái, Bái Thượng là vùng bái cao (trước dân cư quần tụ quanh núi Vân Sam), Bái Hạ là vùng bái thấp (trước dân cư quần tụ quanh Vụng Đền)(1)… Toàn bộ vùng này từ thời vua Gia Long trở về trước có tên gọi là Bái Dương (沛陽), có nghĩa là vùng cồn bái dọc theo dòng (sông) chảy ngược về hướng Bắc (chữ đọc là "dương" có nghĩa là chiều nước chảy về phía Bắc vốn là đặc điểm của sông Chu chảy qua vùng này). Toàn bộ tổng Bái Dương lúc này bao gồm "tam Bái" là Bái Đô, Bái Thượng, Bái Hạ (sau này là sách Ngọc Bối) và sách Nông Vụ, phường Yên Hà (thuỷ cơ), trong đó các trang (sách, xã) thuộc "tam Bái" có mối liên hệ mật thiết với nhau, cho đến ngày nay vẫn còn lưu lại qua một số phong tục và tín ngưỡng như: đình làng Hạ sau khi được xây dựng lại rước chân hương đình Bái Thượng về thờ, chùa Bái Hạ (còn gọi là chùa Thứng, thực chất là chùa của cả xã) có mối liên hệ mật thiết với chùa Bái Thượng (chùa Bái Hạ - Phúc Thắng Tự rước phật từ chùa Bái Thượng - Đức Thắng Tự về). Các làng đều thờ thần núi, thần sông với các thần vị như Cao Sơn Đại vương, Linh sơn Đại vương, Thánh mẫu; có chung nguồn gốc như họ Lê Đình làng Vực và Lê Hữu làng Bái Đô…

Vùng đất "tam Bái" được hình thành cùng một thời điểm, nếu đúng như vậy thì vùng đất Bái Hạ - tức xã Thọ Thanh đã có xóm làng cách ngày nay ít nhất trên dưới ngàn năm lịch sử. Cuối thế kỷ thứ X, lịch sử đã từng ghi dấu vùng đất này khi Lê Hoàn cho mở mang sông (kênh) nhà Lê từ phía trên thác Vân Sam (phía Bái Thượng) thông xuống đồng bằng châu thổ Thanh Hoá(1) vừa để phát triển nông nghiệp, vừa là con đường vận tải thuỷ chiến lược để có thể ra Bắc (như Ninh Bình), hay vào Nam (như Nghệ An) được thuận lợi.

Đầu thời Lý vùng đất "tam Bái" được ghi lại qua bản thần thích về"Bạch linh trấn quốc chi thần" trong sách Thanh Hoá chư thần lục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Sách này ghi tại xã Bái Thượng, huyện Lôi Dương: Ở trang này có một xứ đất hình như bông hoa sen, thường thấy có ánh lửa sáng bốc lên. Dân xã lập miếu thờ. Đến khoảng năm Càn Phù nhà Lý có giặc Chiêm Thành xâm lấn nước ta. Vua đến miếu cầu đảo cũng được linh ứng, bèn phong là "Bạch linh trấn quốc tôn thần"(1). Làng Bái Thượng, làng Hạ trước đều thờ vị thần này ở đình, điện.

Thời Trần - Hồ vùng đất Bái Hạ được gọi là trang Ngọc Bối, là đơn vị hành chính cấp cơ sở (tương đương xã ở miền xuôi, tức cấp hành chính dưới châu, huyện). Sự ra đời của trang Ngọc Bối (phía bờ hữu sông Chu là trang Bái Đô, gồm cả Bái Đô và Bái Thượng) có lẽ bắt đầu từ gắn với quá trình triều đình xác lập chủ quyền ở vùng đất miền Tây Thanh Hoá. Các sử sách cũ cho biết, thời Đinh, Tiền Lê, miền núi Thanh Hoá vẫn do các tù trưởng cát cứ, triều đình chỉ quản lý trên danh nghĩa (ban, phong chức tước, thu thuế…), phải đến thời Lý - Trần mới thấy sự xuất hiện của các huyện trung du, miền núi như: Cổ Lôi (thời Lê đổi là Lôi Dương) thuộc phủ Thanh Hoá (sau đổi là phủ Thiệu Thiên), phủ Thanh Đô (gồm các huyện Thọ Xuân - tức phần lớn miền huyện Thường Xuân ngày nay và các châu: Lang Chánh, Quan Da/Du, Tàm/Tầm, Sầm… Cùng với việc xếp đặt và cử quan lại cai trị, triều đình còn khuyến khích quý tộc, quan lại, nhà giàu… mở mang điền trang - thái ấp vừa phát triển nền nông nghiệp vừa để tổ chức quản lý làng - xã.

Theo thần tích, thần phả, truyền thuyết trong vùng thì trang Ngọc Bối được hình thành trong bối cảnh ấy. Từ Bái Hạ chuyển thành Ngọc Bối gắn với câu chuyện về người có công xây dựng thôn trang. Cho đến ngày nay chưa biết rõ tên tuổi, chỉ biết ông làm quan dưới triều vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), khi được triều đình cử vào trấn giữ vùng đất này ông đã chiêu nạp người bốn phương đến khẩn hoang, mở rộng thôn xóm lập thành trang ấp tại vị trí làng Vực và một phần làng Hạ hiện nay (phía Bắc xã), rồi mở rộng ra các bến bãi ngược theo bờ sông Chu về phía thượng lưu (phía Đông Nam và phía Nam xã). Khi ông mất, dân làng lập đền thờ tại nơi táng ông (thượng sàng hạ mộ) để thờ cúng và lấy thần hiệu của ông đặt tên cho làng xã là trang Ngọc Bối (玉貝庄)(1). Sau này, do các biến cố lịch sử khác nhau, dân cư người chuyển đi, người chuyển đến, đền miếu hoang phế rồi mất dấu, nhưng tên gọi Ngọc Bối và thần tích vẫn được lưu truyền(2). Cho đến sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra xã Lê Lợi, rồi sau đó là xã Thọ Thanh, tên gọi Ngọc Bối vẫn được dùng để đặt cho một phần khu vực làng Vực, làng Hạ cho đến thời kỳ giảm tô và cải cách ruộng đất chia tách, đặt tên mới cho các làng, tên gọi Ngọc Bối mới không còn(1).

Thời Trần, trang Ngọc Bối đã được mở rộng từ phía Bắc xuống phía Đông Nam. Đó là sự kiện năm Quý Sửu 1373 triều vua Trần Duệ Tông, hai anh em Lê Chân, Lê Trực đưa người đến khai phá các cồn bái dọc triền sông Chu từ Cồ Đống đến Khanh Rãy (thuộc xứ đồng Xa làng Hạ hiện nay) lập ra làng Vườn (cũ). Thời gian sau làng chuyển cư lên khu Nhà Bệ, thôn Hồng Kỳ hiện nay, gọi là làng Vườn (mới), ở đây cho đến khi chia thành làng Đông và làng Hồ (khu vực này được gọi là Ngọc Bối Hạ). Hai ông Lê Chân, Lê Trực sau này đều được nhân dân các làng tôn làm thành hoàng làng.

Trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), cùng với các thôn trang xung quanh Lam Sơn, vùng đất Ngọc Bối đã có những đóng góp nhất định cho cuộc khởi nghĩa. Theo một số tài liệu mới thì vùng đất "tam Bái" vốn là cố hương của gia đình Lê Lợi như gia phả của họ Lê, xã Thọ Ngọc (huyện Triệu Sơn) cho biết cụ Lê Mỗi - cụ tổ 5 đời của Lê Lợi là người trang Bái Đô, đến đời cụ cố của Lê Lợi là cụ Lê Hối mới chuyển xuống thôn Như Áng, hương Lam Sơn. Chả vì thế mà đến nay trong vùng còn một số dòng họ có liên quan đến gia tộc của Lê Lợi như họ Lê Hữu (Bái Đô, xã Xuân Bái), Lê Công (làng Hún, xã Xuân Dương), Lê Đình (làng Vực, xã Thọ Thanh). Do đó, Lê Lợi rất tin tưởng chọn vùng đất“tam bái” trong đó có xã Thọ Thanh là nơi sản xuất quân lương, vũ khí, tập kết lực lượng những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa. Hơn nữa, Thọ Thanh còn có một vị trí quan trọng, sống còn đối với cuộc khởi nghĩa, nằm trên con đường di chuyển chiến thuật bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ của nghĩa quân Lam Sơn lên vùng rừng núi Chí Linh và đi vào khu vực trung du miền núi tỉnh Nghệ An.

Từ vùng Lam Sơn có tuyến đường thuỷ duy nhất có thể đến vùng núi Chí Linh chính là ngược sông Chu qua vùng Cửa Đặt rồi theosông Khao (Cao) đi sâu trong đất Trịnh Cao (tức Chiềng Cao) và vùng phía Nam núi Chí Linh. Đến đầu thế kỷ thứ XIX, theo sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí thì: "Từ điện Lam Kinh đi 2.080 tầm đến ngã ba sông Âm…; Nhánh chính đi 1.490 tầm đến khe Đàn (Đằn); 755 tầm đến trại Cửa Đặt huyện Thọ Xuân (tức Thường Xuân hiện nay); 3.190 tầm đến động Cao Sơn, châu Lang Chánh (tức Xuân Khao, nay là vùng lòng hồ Cửa Đặt, huyện Thường Xuân"(1)… Đặc biệt, từ Lam Sơn có thể theo sông (kênh) nhà Lê qua Mục Sơn, Xuân Bái ra phía trên thác Vân Sam (đập Bái Thượng) vừa rút ngắn được quãng đường và không phải vượt thác Vân Sam. Sông Chu đoạn qua xã Thọ Thanh dòng chảy hiền hòa, có nhiều vụng nước sâu thuận lợi cho thuyền bè qua lại, tập kết, do đó được chọn làm nơi luyện tập thủy quân, tập kết lương thực, vũ khí, lực lượng di chuyển lên Chí Linh và cũng là nơi che dấu, ẩn nấp khi nghĩa quân di chuyển bằng thuyền, bè từ vùng thượng du sông Chu, sông Khao tấn công bất ngờ địch ở Bái Thượng, Mục Sơn, Lam Kinh…

Cùng với tuyến đường thuỷ là đường bộ men theo bờ sông. Tuyến đường bộ này còn được ghi lại trong sách trong sách Đồng Khánh dư địa chí: "Một đoạn đường nhỏ đi từ huyện lỵ (Xuân Phố) đến xã Mục Sơn đến hai châu Lang Chánh và Thường Xuân, đi khoảng 3 ngày, đường rộng 5 thước". Con đường này đoạn qua xã Thọ Thanh có lẽ bắt đầu từ khu vực sải nước phía trên thác Vân Sam (cũng có thể đi lên phía trên qua sông ở khu vực Trại Nam) đi qua gần như giữa xã Thọ Thanh đến thôn Thanh Long (khu vực Tổ Rồng), đến thôn Xuân Minh (làng Gắm), xã Xuân Cẩm…. Dấu tích con đường này hệ thống điện, đền còn đến những năm trước chiến tranh leo thang bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, cho đến khi có tuyến đường nhựa Thị trấn Thường Xuân đi Cửa Đặt một số đoạn nhân dân vẫn còn qua lại.

Sử sách không ghi chi tiết những lần Lê Lợi rút lên phía nam núi Chí Linh (cũng như tiến quân) nhưng chắc chắn có 2 lần quân Minh tiến đánh Lê Lợi theo con đường này và đã bị nghĩa quân phục kích đánh tan. Đó là các trận phục kích ở xứ Vấn Mang (tức Mường Ván - Trịnh Vạn) và bến Bổng (tức cửa suối Bọng). Dọc tuyến đường từ Thọ Thanh trở lên, Lê Lợi đã cho đặt các đồn, trạm quân báo để cảnh giới và theo dõi hoạt động của địch và cũng là trạm trung chuyển lương thực, vũ khí, thu nạp lực lượng đưa lên căn cứ Chí Linh. Tương truyền, đền Tông ở ngay sát bờ sông Chu khu vực núi Tổ Long (Tổ Rồng) thuộc đất Thọ Thanh (mới cắt về Xuân Cẩm gần đây) là một trong những đồn trạm như vậy. Đền được dựng trên một quả đồi (gò) đất cao có thể bao quát xung quanh. Lê Lợi cho người đóng giả làm thầy chùa tránh tai mắt của giặc Minh để thu thập tin tức, nhất cử nhất động của giặc, do đó đền còn được gọi là chùa Tông (đền không thờ phật nhưng có sư thầy nên gọi là chùa; tông là tiếng địa phương, tiếng phổ thông là trông).

Cũng trên đoạn đường hiểm yếu này Lê Lợi còn cắt cử một cánh quân (cả thuỷ binh và bộ binh) trấn giữ (có lẽ là đồn trạm cảnh giới phòng vệ từ xa và tiếp tế cho căn cứ Chí Linh từ phía Nam), vị tướng chỉ huy có tên là Lê Mạnh (chữ Hán: 梨猛, nên có âm đọc khác: Lê Mãnh). Theo Đinh tộc Ngọc phả (Gia phả họ Đinh ở Đông Cao - Thanh Hoá), Lê Mạnh cùng quê với Lê Lai (thôn Dựng Tú, nay thuộc xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc), gia nhập nghĩa quân tháng 3 năm Đinh Dậu 1417, có tên trong danh sách 51 võ quan trong ngày làm lễ xưng vương khởi nghĩa. Chưa rõ công trạng vì các sử sách không thấy nhắc đến Lê Mạnh, nhân dân trong vùng truyền tụng rằng trước đây ông được Lê Lợi giao nhiệm vụ chỉ huy thủy binh và đã lập bến bãi tập kết thuyền bè trên đoạn sông này để vận chuyển lương thảo, quân binh, đầu mối đón nhận lực lượng các nơi gia nhập nghĩa quân đi đường thủy ngược sông Chu lên phía Cửa Đặt đến lên căn cứ Chí Linh.

Sau này, khởi nghĩa thành công, ông làm quan trong triều. Năm Đại Hòa đầu tiên (1443), ông quay trở về thăm lại chiến trường. Khi lên đến bờ sông Chu, gần ghềnh Đá Lửa (phần cuối của vụng Tổ Rồng) bị cọp vồ chết cả người lẫn ngựa. Ngựa thì bị cọp tha đi ăn thịt, còn người được lính tùy tùng kéo lên nằm trên một thăn đất cao rồi cắt cử người về báo với dân làng sách Ngọc Bối. Dân làng tiến hành chôn cất ông tại thăn đất ấy và cho xây thành lăng mộ, lập điện thờ hương khói quanh năm (nên nhân dân trong xã gọi là khu Cồ Lăng). Điện thờ Lê Mạnh là điện nhất hàng xã (xã Ngọc Bối), trước đây có sắc phong của triều đình ghi “Lê Mạnh đại thần quốc công”; được rước về đình làng Hồ thờ với thần hiệu “Lê Mạnh đại vương chính thần từ hạ”.

Sau khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), vùng đất trang Ngọc Bối tiếp tục đón nhận các đợt định cư khác nhau đến vùng làng Hồ, làng Đông, khu vực Vụng Đền… cư dân ngày một đông đúc. Tuy nhiên, không rõ vì một lý do nào đó, cuối đời Lê, vùng Ngọc Bối thượng - nơi vị quan nhân nhà Trần khai phá xưa kia cư dân lưu tán hết nên một thời gian không còn thôn xóm trong một thời gian dài(1) mãi tới khoảng thế kỷ thứ XVIII - XIX, một bộ phận dân cư khu vực Vụng Đền, làng Vụng chuyển cư lên chỗ cao hơn (tức làng Hạ hiện nay) lập làng mới gọi là giáp Vịnh và làng Vực (thuộc xã Nông Vụ - Xuân Dương hiện nay). Ngọc Bối lúc này có 3 giáp: Đông, Đoài, Vịnh, ngoài ra còn có xóm Ư là dân thuỷ cơ có nguồn gốc từ Bụng Sung (làng Cham, nay là xã Xuân Lam, Thọ Xuân)… Vì thế mới có chuyện truyền lại rằng trong xã có tranh chấp về đất đai, kiện lên tri huyện Lôi Dương, sau khi xem xét tri huyện phê vào đơn kiện: “Đông vi huynh, Đoài vi đệ, tồn như giáp Vịnh lập tập thứ chi”, nghĩa là giáp Đông làm anh, giáp Đoài làm em, còn như giáp Vịnh mới lập về sau nhắc nhở nguồn gốc hoà giải tranh chấp giữa các làng(1).

Suốt thời Trần - Hồ cho đến thuộc Minh, trang Ngọc Bối thuộc huyện Cổ Lôi. Thuộc Minh, năm 1417 gộp huyện Lương Giang vào huyện Cổ Lôi đổi gọi là Lôi Dương. Bắt đầu từ thời Lê, trang Ngọc Bối đổi thành sách Ngọc Bối. Cấp tổng (dưới huyện, trên cấp cơ sở như: động, sách, xã…) cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. Vùng đất "tam Bái" được đặt tên là tổng Bái Dương (với nghĩa là vùng cồn bái dọc sông có dòng chảy ngược về hướng Bắc). Cho đến cuối thế kỷ thứ XVIII, tổng Bái Dương, cùng với tổng Mục Sơn được coi tổng miền núi (thượng du) của huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, ngoài sách Ngọc Bối, còn có sách Nông Vụ, trang Bái Thượng, phường Yên Hà (thuỷ cơ).

Nhà Nguyễn, thời vua Gia Long (1802 - 1820) vùng đất tổng Bái Dương vẫn thuộc huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên (năm 1815 đổi thành phủ Thiệu Hoá). Sang thời Minh Mệnh (1820 - 1841), tổng Bái Dương được đổi thành tổng Bái Đô. Năm 1826, huyện Lôi Dương đổi thuộc phủ Thọ Xuân (gọi là phủ Thọ Xuân vì có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay, trước là phủ Thanh Đô). Năm 1837, sách Ngọc Bối được đổi thành xã Ngọc Bối. Sách Đại Nam thực lục ghi lại sự kiện này: "…huyện Lôi Dương, 2 tổng Bái Đô, Mục Sơn ở thượng du, trước 14 trang sách, dồn làm 12 xã"(1). Cuối thế kỷ XIX, theo sách Đồng Khánh dư địa chí biên soạn dưới thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) cho biết tổng Bái Đô lúc này có 8 xã: Bái Đô, Bái Thượng, Nông Vụ, Đồn Sơn, Ngọc Bối, Ngọc Man, Sung Lư, Hà Lịch.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra thời kỳ mới cho cả dân tộc Việt Nam. Tháng 01 năm 1946, toàn dân nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá I, 6 tháng sau đó là bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và xã. Theo chủ trương của các cấp huyện Thọ Xuân chia tổng Bái thành 2 xã Lê Lai, Lê Lợi. Ngọc Bối cùng với các xã Sung Lư, Ngọc Man, Hà Lịch được tháp nhập thành xã Lê Lợi. Tháng 3 năm 1947, theo chủ trương về đặt tên lại cho các xã, xã Lê Lợi được đổi tên thành xã Thọ Thanh. Cuối năm 1954, thực hiện quyết định số 106-TC/UBTH, ngày 07 tháng 5 năm 1954 của Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thanh Hoá về chia tách các xã lớn thành các xã nhỏ, phần bờ Nam sông Chu được tác ra thành lập xã Xuân Cao, xã Thọ Thanh đón nhận thêm làng Vực (trước thuộc xã Xuân Dương), địa giới hành chính của xã từ đó đến nay ổn định, không có thay đổi lớn.

Cũng như bao làng xã Việt Nam khác xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân được phân chia thành nhiều làng như: Làng Hạ; làng Vực; làng Mấc; làng Đông; làng Chùa; làng Hồ; làng Đìn; lang Tân Nam mỗi tên làng có gắn với đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập tục riêng. Sau cách mạng tháng 8/1945 và sau cải cách ruộng đất theo chủ trương của Đảng Nhà nước, mỗi làng được thành lập mô hình HTX sản xuất nông nghiệp; Làng Hạ; làng Mấc; làng Vực; làng Chùa được thành lập HTX có tên là HTX Thanh Trung; làng Đông thành lập HTX Đông Xuân; làng Hồ thành lập HTX Hồng Kỳ; làng Tân Nam thành lậpHTX tiểu thủ CN Thanh Long.
Đến đầu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thực hiện Chủ trương của Nhà nước thành lập thôn thay thế cho HTX kiểu củ làm ăn kém hiệu quả HTX Thanh Trung được cia tách thành 3 thôn gồm: thôn 1 thôn 2 thôn 3; HTX Đông Xuân thành thôn Đông Xuân; HTX Hồng Kỳ thành thôn Hồng Kỳ; HTX Thanh Long thành thôn Thanh Long và thành lập làng Đìn thành thôn Thanh Cao thanh thành lập và phát triển cho đến ngày nay.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, giúp nước bạn Lào và Cam Pu Chia xã Thọ Thanh đã có hàng trăm lượt người con tham gia chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Xã Thọ Thanh có 8 mẹ VNAH, 01 AHLS; 185 Liệt Sỹ; 88 thương bệnh binh; 15 người bị nhiễm chất độc hóa học Da Cam Dioxin. Nhân dân xã Thọ thanh đã đóng góp nhiều công sức, tiền của phục vụ chiến trường. Lực lượng dân quân và nhân dân toàn xã tham gia chiến đấu bảo vệ an toàn đập Bái Thượng do giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc bắn phá. Từ những chiến công hiển hách của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Thọ Thanh trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 2005 xã Thọ Thanh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua Đảng bộ xã Thọ Thanh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân toàn xã tập trung thi đua lao động sản xuất, thi đua trong học tập. Người dân Thọ Thanh có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh. Con em địa phương đi công tác làm việc xa quê có tấm lòng nhân ái luôn hướng về quê hương để ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, trí tuệ để xây dựng làng quê ngày giàu đẹp, phát triển. Là vùng đất hiếu học trong nhiều thập kỷ qua những người con Thọ Thanh đã cố gắng vươn lên trong học tập toàn xã có 2 giáo sư; 6 Tiến sỹ, hàng chục Thạc sỹ, hàng trăm người có trình độ Đại học, Cao đẵng, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên với nhiều ngành nghề khác nhau, đang công tác trên mọi miền Tổ quốc, đã đóng góp công sức trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Trong lao động sản xuất người dân Thọ Thanh năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản thực phẩm sạch, xây dựng nhà màng, nhà lưới trồng các giống dưa, rau, củ quả có chất lượng, hiệu quả kinh tưế cao, để tăng thu nhập cho nhân dân. Phát huy thế mạnh của vùng đất phù xa sông Chu tiếp tục duy trì phát triển các cây trông truyền thống như: Mía; lúa; lạc; đậu; khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng trên lòng sông, lòng hồ thủy điện Xuân Minh. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2010-2020. Xã Thọ Thanh đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện các nguồn đầu tư khác trong đó có nguồn hỗ trợ của con em xã Thọ Thanh xã quê và nhân dân trong xã. Các công trình phúc lợi xã hội được cũng cố, kinh tế phát triển mạnh theo hướng bền vững, Văn hóa xã hội được quan tâm, QP-AN được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Năm 2019 giá trị gia tăng sản xuất ước đạt 16% thu nhập bình quân đầu người đạt 33,24 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,14%. 100% trường học đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 70% đạt chuẩn mức độ 2, trạm y tế xã tiếp tục giữ vững Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; 100% số thôn đat chuẩn NTM và thôn đạt chuẩn văn hóa NTM. Xã Thọ Thanh đạt 19 tiêu chí NTM và được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2019.


(1)
. Một số cụ cho rằng tên gọi các "bái" này do Lê Lợi đặt liên quan đến việc "bái lạy" Lê Lợi như: Bái Thượng là bái trước tiên (hoặc tranh nhau tiến lên phía trước bái). Bái Đô là chệch âm của "bái đua" (hoặc bái đưa), nghĩa là đua nhau (làm theo nhau) bái. Bái Hạ là bái theo sau (hoặc bái thấp hơn)… Tuy nhiên, nhiều người không đồng nhất cách giải thích này. Khảo cứu BBS chúng tôi:

- Các chữ thượng, hạ, đô là từ chỉ vị trí cao, thấp, trung tâm; còn với các nghĩa trước, làm theo, sau, phải dùng các từ tiền, hậu, phỏng mới chính xác; nếu dùng chữ thượng, hạ thì phải là "thượng bái", "hạ bái", "đô/đua bái" chứ không phải là "bái thượng", "bái hạ", "đua/đô bái".

- Các sách cổ chép tên Bái Thượng, Bái Đô không sử dụng chữ "bái" (vái) có nghĩa là "lạy" (), mà dùng chữ "bái" có nghĩa là cồn, bái ().

- Đặt tiền tố là "bái" là cách đặt tên xóm làng theo đặc điểm của vùng đất. Bái nguyên gốc là tiếng Hán, được cư dân Việt - Mường tiếp thu, sử dụng để chỉ vùng, khoảnh, thửa đất cao bằng phẳng ven sông (hoặc trên đồi) có thể canh tác, hoặc ở (lập thành trại, xóm - làng…). Tra cứu trong sách Đồng Khánh dư địa chí có đến gần 70 địa danh (tổng, xã, thôn) bắt đầu bằng từ "bái", trong đó chỉ có 6 từ "bái" nghĩa là "bái lạy" (). Tỉnh Thanh Hoá có đến gần 60 địa danh tổng, xã, thôn, trang tên "bái" tập trung ở các vùng ven sông, vùng trũng (không có địa danh nào chép bằng chữ "bái" có nghĩa là "lạy"). Trùng tên gọi "Bái Dương" (沛陽) - tên cũ của tổng Bái Đô thời vua Gia Long trở về trước: 4 địa danh, "Bái Thượng" (沛上): 10 địa danh, "Bái Đô" (沛都): 5 địa danh, Bái Hạ (沛下): 2 địa danh.

- Tên gọi Bái Thượng đã có trước khởi nghĩa Lam Sơn, như Đinh tộc ngọc phả cho biết Lê Mỗi - cụ tổ 5 đời của Lê Lợi quê ở trang Bái Đô. Như vậy tên gọi Bái Đô có trước khởi nghĩa Lam Sơn trên dưới 100 năm.

(1). Theo truyền thuyết sông nhà Lê được hình thành là do con thuồng luồng bị cắt đuôi ở Đồng Cụt xã Thọ Thanh vùng vẫy chạy về xuôi mà thành. Có lẽ đây là dòng chảy tự nhiên, Lê Hoàn cho nạo vét, mở rộng, đào sâu thêm để thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thương.

(1). Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng, Thích Minh Tâm: Các vị thần ở xứ Thanh, Nxb Văn học - 2008, tr203. Theo chúng tôi (BBS) thì thần phả chỉ ước lượng quãng thời gian chứ chưa chính xác vì trong những năm niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo (niên hiệu của vua Lý Thái Tông từ năm 1039 đến năm 1042), vua Lý không đi đánh Chiêm Thành, không có lần xuất quân dẹp loạn nào ở Thanh Hóa, nên chưa chắc đã có chuyện vua đến cầu đảo trong thời gian như thần phả ghi.

(1). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng trong bài "Vài tâm đắc về làng xã Việt Nam" (Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện tử, đăng ngày 23/3/2014) thì trang chỉ các làng thời xưa (chủ yếu từ đời Lý - Trần) vốn là điền trang do các ông hoàng, bà chúa, các nhà quý tộc hay quan lớn lập ra.

Điền trang điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã hội thời Lý – Trần. Về quy mô điền trang còn có những ý kiến khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng số quy mô lớn không nhiều, quy mô thông thường chỉ là một làng, xã.

(2). Bản thần tích thần làng Ngọc Bối được Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính lập vào năm Hồng Phúc thứ nhất (1572), Quản giám bách thần Nguyễn Hiền sao lại năm Vĩnh Hữu thứ ba (1737), xã thôn chép lại đời vua Tự Đức, cùng các bản sắc phong được lưu truyền qua nhiều thế hệ, những năm 1980, ông Lê Văn Hội (làng Hún, xã Xuân Dương) có sao lại và giao cho nhân dân làng Vực cất giữ mới để thất lạc gần đây. Nội dung thần tích chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông Lê Văn Cẩn (con ông Lê Văn Hội)

(1). Trưởng thôn Ngọc Bối cuối cùng (trước khi bị xóa tên) là ông chí Lê Đình Úc (1953 - 1954).

(1). Theo cánh tính thời xưa 216 tầm bằng 1 dặm đường, bằng 1.080 thước, tức 1 tầm 2m (ước lượng).

(1).Làng Ngọc Bối bị xoá sổ, sau này lập làng mới không xác định được mộ chí, điện thờ người có công khai lập làng có thần vị là Ngọc Bối như trong thần phả.

(1). Dị bản khác: “Đông vi huynh, Đoài vi đệ, tồn Ư, giáp Vịnh lập tập thành dân”, nghĩa là: Đông là anh, Đoài là em, còn lại các xóm Ư, giáp Vịnh dân mới quy tập.

(1). SáchĐại Nam thực lục, tập 5, Nxb Giáo dục - 2007, tr77.