DỰ ÁN LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Ngày 19/10/2020 00:00:00

DỰ ÁN LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀNGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Sự cần thiết của việc ban hành
Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Việc ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộxuất phát từ yêu cầu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp và xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Các văn bản chỉ đạo thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng dưới đây là cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc cho việc ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ:

Một là, Nghị quyết số 07/NQ-CP, ngày 17/02/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia, trong đó Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ ban hành trong năm 2020.

Hai là, Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ và giao Bộ Công an chủ trì, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ba là, văn bản số 5699/VPCP-PL, ngày 13/7/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về xác định phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ.

Bốn là, Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khoản 10, Điều 16, Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định: Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý về TTATGT.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn sau hơn 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Luật hiện hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế.

Điều đầu tiên có thể nhận thấy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: TTATGT đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội)và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kĩ thuật), dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cụ thể như sau:

Quy tắc giao thông chủ yếu là nội luật hóa Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ nhưng việc cụ thể hóa các quy định của Công ước này trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa đầy đủ và chưa sát thực tiễn tình hình giao thông tại Việt Nam.

Chưa có các chính sách, kế hoạch cụ thể về phát triển phương tiện để đảm bảo đồng bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và bảo vệ môi trường; chưa có chính sách cụ thể để phát triển phương tiện giao thông công cộng và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; chưa rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc theo dõi, duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật phương tiện giữa 2 kỳ kiểm định.

Thực tiễn triển khai thực hiện việc cấp, quản lý giấy phép lái xe còn bất cập. Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người tham gia giao thông. Theo thống kê, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chiếm trên 90% số vụ. Trong nhiều vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn với trách nhiệm của cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Chưa quy định cụ thể và đầy đủ về các biện pháp tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông; lực lượng Công an hàng ngày làm nhiệm vụ chỉ giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông thực tế, nhưng nguyên nhân sâu xa do tổ chức giao thông bất hợp lý thì không có cơ chế cụ thể để cơ quan Công an với cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, khắc phục các bất hợp lý kịp thời. Thực tiễn thời gian qua, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, khảo sát tổ chức giao thông và chỉ huy, điều khiển giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông đã chủ động phát hiện nhiều bất hợp lý trong tổ chức giao thông đô thị và trên các tuyến quốc lộ, tuyến cao tốc và đã có văn bản kiến nghị nhiều lần với ngành giao thông để sửa chữa, khắc phục nhưng chậm được khắc phục.

Chưa quy định cụ thể, rõ ràng về biện pháp, trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cơ quan Công an, Y tế, Bảo hiểm, cơ quan khai thác, bảo trì đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong quá trình giải quyết tai nạn giao thông, một số quy định trách nhiệm của ngành Y tế, Bảo hiểm... được quy định trong các thông tư, vì vậy tính pháp lý chưa cao, chưa tập trung, thống nhất.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn thấp, vi phạm TTATGT, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Bộ Công an, từ đầu năm 2009 đến hết tháng 06/2020, tai nạn giao thông ở Việt Nam ở mức cao so với thế giới, đã xảy ra 331.390 vụ, làm chết 100.227 người, bị thương 333.435 người, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Đã phát hiện, xử lý 57.683.830 trường hợp vi phạm, nhiều hành vi nguy hiểm như đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, đua xe... trong đó, một trong những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông diễn biến khá phức tạp, đã phát hiện, xử lý 28.200 vụ phạm pháp hình sự trên tuyến giao thông.

Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng phương tiện tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn; ô nhiễm môi trường từ hoạt động của phương tiện giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây ra thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Việc xây dựng 02 dự thảo Luật chuyên sâu, độc lập về lĩnh vực TTATGT đường bộ và đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu hóa của Việt Nam và thế giới hiện nay, bảo đảm sự phân công rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức.

DỰ ÁN LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Đăng lúc: 19/10/2020 00:00:00 (GMT+7)

DỰ ÁN LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀNGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Sự cần thiết của việc ban hành
Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Việc ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộxuất phát từ yêu cầu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp và xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Các văn bản chỉ đạo thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng dưới đây là cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc cho việc ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ:

Một là, Nghị quyết số 07/NQ-CP, ngày 17/02/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia, trong đó Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ ban hành trong năm 2020.

Hai là, Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ và giao Bộ Công an chủ trì, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ba là, văn bản số 5699/VPCP-PL, ngày 13/7/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về xác định phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ.

Bốn là, Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khoản 10, Điều 16, Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định: Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý về TTATGT.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn sau hơn 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Luật hiện hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế.

Điều đầu tiên có thể nhận thấy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: TTATGT đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội)và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kĩ thuật), dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cụ thể như sau:

Quy tắc giao thông chủ yếu là nội luật hóa Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ nhưng việc cụ thể hóa các quy định của Công ước này trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa đầy đủ và chưa sát thực tiễn tình hình giao thông tại Việt Nam.

Chưa có các chính sách, kế hoạch cụ thể về phát triển phương tiện để đảm bảo đồng bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và bảo vệ môi trường; chưa có chính sách cụ thể để phát triển phương tiện giao thông công cộng và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; chưa rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc theo dõi, duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật phương tiện giữa 2 kỳ kiểm định.

Thực tiễn triển khai thực hiện việc cấp, quản lý giấy phép lái xe còn bất cập. Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người tham gia giao thông. Theo thống kê, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chiếm trên 90% số vụ. Trong nhiều vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn với trách nhiệm của cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Chưa quy định cụ thể và đầy đủ về các biện pháp tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông; lực lượng Công an hàng ngày làm nhiệm vụ chỉ giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông thực tế, nhưng nguyên nhân sâu xa do tổ chức giao thông bất hợp lý thì không có cơ chế cụ thể để cơ quan Công an với cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, khắc phục các bất hợp lý kịp thời. Thực tiễn thời gian qua, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, khảo sát tổ chức giao thông và chỉ huy, điều khiển giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông đã chủ động phát hiện nhiều bất hợp lý trong tổ chức giao thông đô thị và trên các tuyến quốc lộ, tuyến cao tốc và đã có văn bản kiến nghị nhiều lần với ngành giao thông để sửa chữa, khắc phục nhưng chậm được khắc phục.

Chưa quy định cụ thể, rõ ràng về biện pháp, trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cơ quan Công an, Y tế, Bảo hiểm, cơ quan khai thác, bảo trì đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong quá trình giải quyết tai nạn giao thông, một số quy định trách nhiệm của ngành Y tế, Bảo hiểm... được quy định trong các thông tư, vì vậy tính pháp lý chưa cao, chưa tập trung, thống nhất.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn thấp, vi phạm TTATGT, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Bộ Công an, từ đầu năm 2009 đến hết tháng 06/2020, tai nạn giao thông ở Việt Nam ở mức cao so với thế giới, đã xảy ra 331.390 vụ, làm chết 100.227 người, bị thương 333.435 người, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Đã phát hiện, xử lý 57.683.830 trường hợp vi phạm, nhiều hành vi nguy hiểm như đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, đua xe... trong đó, một trong những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông diễn biến khá phức tạp, đã phát hiện, xử lý 28.200 vụ phạm pháp hình sự trên tuyến giao thông.

Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng phương tiện tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn; ô nhiễm môi trường từ hoạt động của phương tiện giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây ra thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Việc xây dựng 02 dự thảo Luật chuyên sâu, độc lập về lĩnh vực TTATGT đường bộ và đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu hóa của Việt Nam và thế giới hiện nay, bảo đảm sự phân công rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức.